Tải xuống
Đã Xuất bản
2024-01-03
Số tạp chí
Chuyên mục
Bài viết
Cách trích dẫn
Ảnh hưởng của 12 tuần tập luyện thái cực quyền đến lượng vận động thể lực và hiệu quả phòng ngừa té ngã của người cao tuổi từ 60-69 tuổi phía Bắc Việt Nam. (2024). Tạp Chí Khoa học Đào tạo Và Huấn luyện Thể Thao, 1(Đặc biệt), 54. https://tckhupes1.edu.vn/index.php/upes1/article/view/217
Ảnh hưởng của 12 tuần tập luyện thái cực quyền đến lượng vận động thể lực và hiệu quả phòng ngừa té ngã của người cao tuổi từ 60-69 tuổi phía Bắc Việt Nam
Tóm tắt
chỉ số lượng vận động sau 12 tuần thực nghiệm với nguy cơ cơ té ngã được đại diện bởi dự báo của 3 test TUG, SLST và FRT cũng có sự khác biệt lớn. Kết quả thu được cũng không thể so sánh với kết quả được tìm thấy trong hầu hết các tài liệu rằng những người có mức độ HĐTC cao hơn có nguy cơ và tỷ lệ ngã thấp hơn. Sự khác biệt trong mối tương quan giữa TUG của NCT2 so với NĐC2 và NCT1 được xác định do nguyên nhân: 1) TUG không hữu ích trong việc phân biệt đánh giá rõ ràng về lợi ích ở những người cao tuổi kém khỏe mạnh, ít HĐTC hơn các nhóm đối tượng khác; 2) Lượng hoạt động liên quan đến cuộc sống tăng cao có ảnh hưởng đến tỉ lệ lượng hoạt động/ngày của đối tượng nghiên cứu và được dự đoán là có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa yếu tố HĐTC với các nguy cơ hoặc tăng nguy cơ té ngã; 3) Nguy cơ ngã đã được chứng minh là phụ thuộc vào nhiều yếu tố và TUG được xác định là không bao gồm đầy đủ các yếu tố nguy cơ này. Nguyên nhân về sự khác biệt được ghi nhận đối với mối tương quan giữa SLST với các test lượng HĐTC được nghiên cứu xác định là do: 1) SLST được xác định là yếu tố dự đoán cá nhân mạnh nhất, tuy nhiên không có yếu tố đơn lẻ nào có vẻ đủ chính xác để được dựa vào như một yếu tố dự đoán duy nhất về nguy cơ té ngã hoặc nguy cơ chấn thương do ngã vì có rất nhiều yếu tố đa dạng liên quan có thể tác động đến nguy cơ và té ngã; 2) Đặc điểm kỹ thuật vận động của TCQ cho phép người tập điều chỉnh tư thế cân bằng của cơ thể và kiểm soát chuyển động vì vậy sự khác biệt giữa các nhóm có thể được xác định do thời lượng tập luyện khác dẫn đến mức độ ảnh hưởng khác nhau. Đối với FRT, mối tương quan không được xác nhận ở 8/9 chỉ số vận động tại các nhóm đối tượng được nghiên cứu xác định do FRT là một phép đo yếu cho các giới hạn ổn định và cần các yếu tố bù trừ khi tiến hành[17]; Đồng thời, kết quả kiểm tra thử mối tương quan của FRT với TUG trong nghiên cứu này cũng thu được kết quả không cho thấy mối tương quan giữa 2 chỉ số, kết quả này có thể cho thấy FRT có khả năng biểu thị sự thay đổi các chỉ số chức năng những chức năng dự báo nguy cơ té ngã không có ý nghĩa. Điều này chứng minh FRT dường như không phải là một công cụ hữuTừ khóa:
-Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Lê Xuân Điệp, Lê Anh Dũng, Trần Văn Tiên, Nguyễn Văn Quang, Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học , Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao: Tập 1 Số Đặc biệt (2020): Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao
- Lê Xuân Điệp, Giáo dục thể chất tự chọn: Một đánh giá toàn diện về hoạt động thể chất hàng ngày cho học sinh Trung học cơ sở , Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao: Tập 1 Số 5 (2021): Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao
- Lê Xuân Điệp, Đoàn Lê Xuân Hạnh, Thái cực quyền cải thiện rối loạn giấc ngủ: Một bằng chứng tại Bắc Ninh năm 2019 , Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao: Tập 1 Số Đặc biệt (2020): Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao
- Lê Xuân Điệp, Dương Văn Vĩ, Trần Văn Tiên, Wang Xing, Ảnh hưởng của 12 tuần tập luyện thái cực quyền đến lượng vận động thể lực và hiệu quả phòng ngừa té ngã của người cao tuổi từ 60-69 tuổi phía Bắc Việt Nam , Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao: Tập 1 Số Đặc biệt (2023): Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao