Downloads
Published
Issue
Section
How to Cite
Chỉ dấu Protein trong chẩn đoán sớm các bệnh lý tim mạch vận động viên
Abstract
Hoạt động thể chất thường xuyên với lượng vận động thích hợp đã được chứng minh là có lợi trong việc ngăn ngừa, cải thiện các bệnh tim mạch ở các nhóm dân số khác nhau. Ngược lại, luyện tập thể dục thể thao (TDTT) không thường xuyên, cường độ, lượng vận động quá mức có thể gây ra các sự cố tim mạch cấp tính như thiếu máu cơ tim cấp, đột quỵ... Hiện nay, kết quả các nghiên cứu đánh giá, định lượng ảnh hưởng của tần suất, lượng vận động hoạt động thể chất đối với sức khỏe tim mạch là rất khác nhau và thiếu hệ thống trên cơ sở các chỉ dấu sinh học (biomarkers) hiệu quả, tin cậy.
Từ tính cấp thiết này, chúng tôi tổng hợp, phân tích và cung cấp một cách có hệ thống các biến đổi ở mức phân tử, tế bào trong quá trình sinh cơ, chuyển hóa trao đổi chất, miễn dịch, ..., là các chỉ dấu sinh học protein mới nhất liên quan đến sự xuất hiện, phát sinh, tiến triển và hồi phục các bệnh tim mạch của VĐV. Bài viết chỉ ra tiềm năng ứng dụng các chỉ dấu sinh học protein này trong việc chẩn đoán, tiên lượng, giám sát, can thiệp điều trị và dự phòng các bệnh lý tim mạch trong hoạt động thi đấu, luyện tập ở VĐV. Chỉ dấu sinh học protein còn cho biết mức độ hoạt động thể chất, làm cơ sở điều chỉnh khối lượng, chương trình huấn luyện và đánh giá trình độ luyện tập của VĐV.
Most read articles by the same author(s)
- Võ Tường Kha, Nghiên cứu hồi phục thể lực nữ vận động viên vật Đội tuyển quốc gia bằng tổ hợp kỹ thuật RSM , Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện Thể thao: No. Đặc biệt (2024): Tạp chí Khoa học đào tạo và Huấn luyện thể thao